HỖ TRỢ ONLINE

Văn phòng - 0915.070.259

Hotline - 0974.087.001
Hôm nay: 8 | Tất cả: 326,290
 
Báo cáo kê khai thuế Doanh nghiệp tư nhân DNTN hộ kinh doanh cá thể
Dịch vụ quyết toán hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) Vinh Nghệ An
Lập báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng Vinh Nghệ An
Khắc dấu lấy ngay tại TP Vinh Nghệ An
DỊCH VỤ KẾ TOÁN
LIÊN KẾT NHANH
KẾ TOÁN TRỌN GÓI > QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN
Báo cáo kê khai thuế Doanh nghiệp tư nhân DNTN hộ kinh doanh cá thể
Tin đăng ngày: 15/9/2024 - Xem: 64
 

Các quy định thuế đối với doanh nghiệp tư nhân

Là một loại hình khác đối loại hình trách nhiệm hữu hạn, người chủ của doanh nghiệp tư nhân cũng đồng thời là chủ tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, một số nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp cũng như Các quy định thuế đối với doanh nghiệp tư nhân sẽ như thế nào?? Đại lý thuế Công Minh xin chia sẻ:
Trước tiên chúng ta cần phải biết một số đặc điểm cơ bản về doanh nghiệp tư nhân.

Báo cáo kê khai thuế Doanh nghiệp tư nhân DNTN hộ kinh doanh cá thể

Theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 tại Điều 183 quy định như sau:

“1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”

Từ quy định trên, ta thấy DNTN không phải là pháp nhân, do không có tài sản riêng, không có sự phân tách giữa tài sản của DNTN và chủ DNTN. Trong kinh doanh, chủ DNTN phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

Theo Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định như sau:

“3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.”

Vì không có sự phân tách giữa tài sản trong kinh doanh, và tài sản cá nhân, nên việc góp vốn kinh doanh của DNTN rất đơn giản, linh hoạt. Chủ DNTN chứng minh việc tăng giảm vốn kinh doanh của mình chỉ là việc ghi tăng vốn trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

– Đối với hoạt động góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp

Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC tại Phụ lục 4, Điểm 2.15 quy định về hóa đơn, chứng từ đối với tài sản góp vốn, tài sản điều chuyển được thực hiện như sau:

“a.2. Trường hợp cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, giá trị quyền sử dụng đất để thành lập doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, chuyển quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tư nhân, trường hợp không có chứng từ hợp pháp chứng minh giá vốn của tài sản thì phải có văn bản định giá tài sản của tổ chức định giá theo quy định của pháp luật để làm cơ sở hạch toán giá trị tài sản cố định.”

Căn cứ theo quy định trên thì khi cá nhân góp vốn vào để thành lập DNTN không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, chuyển quyền sử dụng đất cho DNTN. Trong quá trình hoạt động chủ DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ DNTN phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán.

Cũng theo quy định trên, tài sản mang tên chủ DNTN vẫn được doanh nghiệp xuất hoá đơn bán với danh nghĩa tài sản của doanh nghiệp, nếu tài sản đó đã được ghi tăng vốn trong sổ sách kế toán

– Thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 15, Khoản 3 quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

“3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán (tài khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế)mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan thuế).”

Căn cứ theo quy định trên, nếu người mua thanh toán tiền hàng vào tài khoản của chủ DNTN hoặc bên mua thanh toán tiền từ tài khoản của chủ DNTN sang tài khoản bên bán mà tài khoản này đã được đăng ký với cơ quan thuế thì được coi là thanh toán qua ngân hàng.

– Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân

Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, Khoản 2, Điểm 2.5 quy định như sau:

“d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.”

Căn cứ theo quy định trên thì tiền lương, tiền công của chủ DNTN không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,

Báo cáo kê khai thuế Doanh nghiệp tư nhân DNTN hộ kinh doanh cá thể

Cách tính thuế & các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp

Các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp là gì? Cách tính thuế cho hộ kinh doanh cá thể như thế nào? Những hộ kinh doanh nào được miễn thuế? Anpha sẽ giải đáp giúp bạn trong bài viết này.

CÁC LOẠI THUẾ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ PHẢI NỘP
Theo quy định về quản lý thuế, có 3 loại thuế chính mà hộ kinh doanh gia đình, hay còn gọi hộ kinh doanh cá thể phải nộp gồm: 

Lệ phí (thuế) môn bài; 
Thuế giá trị gia tăng (GTGT);
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Ngoài các loại thuế nêu trên, hộ kinh doanh cá thể còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

Báo cáo kê khai thuế Doanh nghiệp tư nhân DNTN hộ kinh doanh cá thể


CÁCH TÍNH THUẾ MÔN BÀI CHO HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
Bậc lệ phí (thuế) môn bài của hộ kinh doanh cá thể

Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2020 thì mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể được tính dựa theo doanh thu bình quân hàng năm. Cụ thể như sau:

TRƯỜNG HỢP Lệ phí môn bài cả năm
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm 1.000.000 đồng/năm
Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm 500.000 đồng/năm
Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm 300.000 đồng/năm

Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống;
Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định;
Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá

Miễn lệ phí môn bài
Hộ kinh doanh thành lập sau ngày 25/02/2020 Miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên

Ví dụ 1: Hộ kinh doanh anh A thành lập tháng 10/2022 (sau ngày 25/02/2020) thì được miễn lệ phí môn bài năm 2022.

Ví dụ 2: Cũng ví dụ trên, qua năm 2023 thì nếu doanh thu của HKD anh A là 175 triệu đồng thì anh phải nộp mức thuế môn bài là 300.000 đồng/ 1 năm.

Thời điểm xác định doanh thu tính thuế môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể 

Hiện nay các hộ kinh doanh thành lập sẽ được miễn thuế môn bài năm đầu tiên nên thời điểm bắt đầu tính doanh thu là từ tháng 1 năm tiếp theo sau năm thành lập.

THUẾ KHOÁN LÀ GÌ? CÁCH TÍNH THUẾ KHOÁN CHO HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
Thuế khoán là mức thuế cố định hàng tháng/quý hộ kinh doanh cá thể phải nộp; mức thuế khoán do Cơ quan thuế quy định dựa trên những thông tin kê khai/doanh thu hoạt động thực tế của hộ kinh doanh.

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của hộ kinh doanh được tính theo phương pháp khoán.

Cách tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hộ kinh doanh cá thể

Nếu hộ kinh doanh có doanh thu tính thuế từ 100 triệu/năm trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng); 
Doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.
Ví dụ: HKD ông B nộp thuế theo phương pháp khoán. Năm 2022 hộ kinh doanh ông B chỉ hoạt động 9 tháng, với tổng doanh thu thực tế là 90 triệu (trung bình 10 triệu/tháng) thì doanh thu tương ứng của một năm (12 tháng) là 120 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, Ông B phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh là 90 triệu đồng.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm. 
Ví dụ: Bà C đã được cơ quan thuế thông báo mức thuế khoán phải nộp trong năm 2022. Nhưng đến tháng 9 năm 2022 bà C nghỉ kinh doanh thì được giảm thuế khoán tương ứng với 4 tháng cuối năm 2022.
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.


Trong đó:

     + Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

    + Trường hợp hộ kinh doanh cá thể nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì:


Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn

   + Trường hợp hộ kinh doanh cá thể nộp thuế khoán không sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì:


Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán

    + Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

    + Tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề. Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì chủ hộ thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Ví dụ:

Ngành nghề kinh doanh    Tỷ lệ thuế GTGT    Tỷ lệ thuế TNCN
Phân phối, cung cấp hàng hóa    1%    0.5%
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu    5%    2%
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu    3%    1.5%
 

Báo cáo kê khai thuế Doanh nghiệp tư nhân DNTN hộ kinh doanh cá thể

Thời điểm xác định doanh thu tính thuế

Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.
Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh.
Đối với hộ kinh doanh tính thuế theo hóa đơn thì thời điểm xác định doanh thu là thời điểm bàn giao hàng hóa, hoặc hoàn thành dịch vụ hoặc nghiệm thu/bàn giao công trình.

Trên đây là các loại thuế và cách tính thuế mà hộ kinh doanh cá thể phải nộp. Nếu còn thắc mắc, cần tư vấn thêm thông tin pháp lý hay dịch vụ của Anpha, bạn vui lòng gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.

Một số câu hỏi liên quan đến thuế của hộ kinh doanh cá thể
1. Các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp là gì?

Có 3 loại thuế chính hộ kinh doanh phải nộp là: Lệ phí (thuế) môn bài, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Ngoài ra, hộ kinh doanh cá thể còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

2. Cách tính thuế môn bài hộ kinh doanh cá thể?

Mức thuế môn bài hộ kinh doanh cá thể phải đóng như sau:

Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá; hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống và thành lập sau ngày 25/02/2020 được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập;
Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu đồng/ năm đóng 300.000 đồng/năm;
Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu đồng/ năm đóng 500.000 đồng/năm;
Doanh thu trên 500 triệu đồng/ năm đóng 1.000.000 đồng/năm.
3. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế môn bài cho hộ kinh doanh cá thể?

Hộ kinh doanh cá thể thành lập sau ngày 25/02/2020 được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên thành lập, do đó thời điểm bắt đầu tính doanh thu là từ tháng 1 năm tiếp theo sau năm thành lập.

4. Cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh cá thể?

Thuế GTGT và thuế TNCN hộ kinh doanh cá thể được tính như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
 Xem thêm: Cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh cá thể.

5. Những hộ kinh doanh nào được miễn thuế?

Những hộ kinh doanh sau được miễn thuế môn bài:

Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống;
Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá;
Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định.

<< Kế toán trọn gói >>
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Công ty Kế toán Nghệ An
Địa chỉ: Số 32 đường Lê Nin - TP Vinh - Nghệ An
Hotline: 0915.050.067
Email: [email protected]
Website: http://dichvuketoannghean.com
Chat hỗ trợ
Chat ngay

0915.050.067